Bối cảnh sơ lược Cuộc_nổi_dậy_Lê_Duy_Lương

Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.

Chẳng những nhà Nguyễn không cải thiện được tình tình mà trái lại, ngày càng thêm rối ren. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, nạn những nhiễu của giới quan lại, chế độ thu tô thuế và lao dịch khắc nghiệt, thêm vào đó là nạn thiên tai và ôn dịch xảy ra luôn...tất cả đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, càng làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn.

Căn cứ sử biên niên của triều Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ 19 đã có gần 400 cuộc nổi dậy, trong đó riêng thời Minh Mạng có tới 254 cuộc, lớn nhất là các cuộc nổi dậy của: Phan Bá Vành (1821-1827), Lê Văn Khôi (1833-1836), Nông Văn Vân (1833-1836) và Lê Duy Lương (1832-1838)[1].

Liên quan